Biện pháp nào để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu?

04/01/2016 - 1746 lượt xem

Theo các quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ, khi phát hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), Chủ thể quyền có thể thực hiện quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan thực thi xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền:

xam pham nhan hieu

Nguồn: internet

1. Biện pháp khuyến cáo:

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gửi thư khuyến cáo đến các đối tượng xâm phạm thông báo về quyền sở hữu nhãn hiệu của mình và hành vi xâm phạm nhãn hiệu đồng thời yêu bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Biện pháp xử lý hành chính:

Khi phát hiện có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Cảnh sát kinh tế hoặc Quản lý thị trường,…) áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính (phạt tiền, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm, tịch thu hàng vi phạm, phương tiện, công cụ sản xuất..).

3. Biện pháp dân sự:

Khi xảy ra tranh chấp, chủ thể quyền nhãn hiệu có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể ra phán quyết buộc bên xâm phạm quyền SHTT phải thực hiện các việc sau:

• Chấm dứt hành vi xâm phạm;
• Xin lỗi cải chính công khai;
• Thực hiện nghĩa vụ dân sự;
• Bồi thường thiệt hại;
• Tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại: Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT (với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT).

4. Biện pháp hình sự:

Biện pháp hình sự được áp dụng đối với người nào có ý thực hiện các hành xâm phạm nhãn hiệu, quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý.

5. Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hành để chủ thể quyền SHTT thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm.

Nếu cần thêm tư vấn về xử lý xâm phạm đối với nhãn hiệu cũng như các vấn đề Sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless

Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525

Tel. 024 3557 5599 / Fax. 84-24 3943 4479

Email: nhanhieu@ageless.vn