BÍ QUYẾT CHỌN NHÓM SẢN PHẨM, DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TỐI ƯU NHẤT

16/05/2022 - 2034 lượt xem

Phân loại danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu là yêu cầu bắt buộc khi đăng ký nhãn hiệu. Đây cũng là tiêu chí để xác định chi phí đăng ký nhãn hiệu và phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu của bạn.

Vậy nên lựa chọn danh mục đăng ký như thế nào để hợp lý và tối ưu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này.

1. Vai trò của Danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Việc phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu được dựa trên Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice gồm 83 nước thành viên. Bảng phân loại Nice được chia thành 45 nhóm cho tất cả sản phẩm và dịch vụ theo đó, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về sản phẩm, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ. Mỗi nhãn hiệu khi đăng ký đều phải được chỉ định cho ít nhất 1 nhóm hàng hóa/dịch vụ và tối đa là 45 nhóm.

Phân loại danh mục sản phẩm, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu có những vai trò sau:

  • Xác định chi phí đăng ký nhãn hiệu

Chi phí đăng ký nhãn hiệu dựa vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ và số lượng sản phẩm, dịch vụ trong mỗi nhóm mà bạn muốn đăng ký. Bạn đăng ký nhãn hiệu cho càng nhiều nhóm, nhiều sản phẩm/dịch vụ thì chi phí càng cao, và ngược lại.

  • Xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi những nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký và những nhóm liên quan, trừ một số trường hợp đặc biệt như nhãn hiệu nổi tiếng.

  • Xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Danh mục sản phẩm/dịch vụ là cơ sở để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu, cũng như mức độ xâm phạm khi xảy ra tranh chấp.

  • Tránh bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối thiếu sót

Nếu việc phân loại danh mục sản phẩm/dịch vụ chưa rõ ràng hoặc sai nhóm, đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối hình thức. Khi đó, người nộp đơn sẽ bị mất phí phân nhóm lại, vừa tốn thời gian và chi phí.

Lựa chọn nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thế nào để tối ưu?

2. Nên đăng ký nhãn hiệu cho nhóm nào?

2.1. Đăng ký nhãn hiệu cho Sản phẩm hay Dịch vụ

Danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh thực tế của bạn. Do vậy, các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực nhưng có thể danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu lại khác nhau.

Nếu doanh nghiệp của bạn chuyên về sản xuất, bạn sẽ cần xem xét đăng ký nhãn hiệu cho nhóm sản phẩm (nhóm 1 đến nhóm 34 trong bảng phân loại Nice). Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đại lý kinh doanh, xuất nhập khẩu, tư vấn… thì cần xem xét đăng ký nhãn hiệu cho nhóm dịch vụ (nhóm 35 đến nhóm 45 trong bảng Nice).

Ví dụ:

SamSung được đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm điện tử, điện lạnh

Điện máy Xanh đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh, đại lý phân phối, cửa hàng điện máy bán các sản phẩm điện tử, điện lạnh.

Để có phạm vi bảo hộ tối ưu, bạn có thể lựa chọn đồng thời cả nhóm sản phẩm và dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu.

Ví dụ: Nếu công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực thời trang, bạn có thể đăng ký nhãn hiệu cho những nhóm sản phẩm và dịch vụ sau:

– Nhóm 09 cho sản phẩm kính râm, kính mắt, gọng kính;

– Nhóm 18 cho sản phẩm túi xách, ví, vali;

– Nhóm 25 cho sản phẩm quần áo, váy, giày dép, mũ nón, khăn choàng, thắt lưng, cà vạt;

– Nhóm 35 cho dịch vụ cửa hàng mua bán quần áo, dịch vụ quảng cáo, đại lý phân phối, xuất nhập khẩu các sản phẩm thời trang;

– Nhóm 40 cho dịch vụ may đo quần áo, giày dép, nhuộm, tẩy trắng vải;

– Nhóm 42 cho dịch vụ thiết kế thời trang.

2.2 Lựa chọn nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Để tối đa hóa phạm vi bảo hộ cũng như tránh gây lãng phí tiền bạc và thời gian, bạn cần cân nhắc kỹ danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ trước khi đăng ký nhãn hiệu. Căn cứ vào thực tế kinh doanh hiện tại, kế hoạch phát triển trong tương lai và ngân sách của mình, bạn có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ theo thứ tự ưu tiên như sau:

THỨ NHẤT: Các sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh: Đây là tiê chí quan trọng nhất, cần thực hiện đăng ký bảo hộ ngay, trước khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động quảng bá thương hiệu.

THỨ HAI: Các sản phẩm/dịch vụ liên quan: Không phải tối quan trọng như tiêu chí nêu trên nhưng những nhóm sản phẩm/dịch vụ liên quan sẽ mở rộng phạm vi bảo hộ, tăng giá trị của nhãn hiệu cũng như ngăn chặn từ xa mọi hành vi sao chép, bắt chước hay dọn đường cho các kế hoạch mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của bạn trong tương lai.

Ví dụ:

Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm, ngoài việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm (nhóm 03 trong phân loại Nice), bạn có thể đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ thẩm mỹ, spa (nhóm 44 trong phân loại Nice). Trong tương lai, dù bạn có hoạt động trong lĩnh vực spa hay không thì việc đăng ký nhãn hiệu cho nhóm dịch vụ liên quan này cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Mở rộng phạm vi bảo hộ và mở rộng cơ hội kinh doanh. Khi được bảo hộ nhãn hiệu cho cả nhóm 03 và 44 thì sau này bạn hoàn toàn có thể tự tin mở rộng sang dịch vụ thẩm mỹ, spa mà không phải lo ngại về vấn đề pháp lý nữa.
  • Ngăn chặn các hành vi xâm phạm, trục lợi. Khi thương hiệu mỹ phẩm bạn xây dựng được nhiều người tin tưởng, các bên khác có thể lợi dung danh tiếng đó để trục lợi, kinh doanh các dịch vụ tương tự như thẩm mỹ, spa, làm ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu của bạn. Bạn đã có sẵn các căn cứ pháp lý để yêu cầu họ dừng các hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý.

Nhãn hiệu Trung Nguyên được đăng ký bảo hộ đồng thời cho sản phẩm cà phê (nhóm 30) và Dịch vụ quán cà phê, giải khát (nhóm 43)

THỨ BA: Nhóm sản phẩm/dịch vụ dự định cung cấp: Trong tương lai gần hoặc xa, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ mở rộng phạm vi hoạt động, chính vì vậy, xác định trước để đăng ký nhãn hiệu cũng là cần thiết để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu sau này.

Tuy nhiên, danh mục nhóm đăng ký không nên quá rộng, gồm cả những nhóm không cần thiết có thể gây tốn kém chi phí và thời gian thẩm định.

3. Nên đăng ký 01 đơn nhãn hiệu cho 01 hay nhiều nhóm?

Trong trường hợp bạn dự định lựa chọn nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cùng lúc, câu hỏi đặt ra là liệu có nên nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu cho tất cả các nhóm hay nộp nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu, mỗi đơn cho từng nhóm riêng biệt?

Bảng so sánh dưới đây sẽ phân tích ưu và nhược điểm cho 2 hình thức đăng ký này:

4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là bước chuẩn bị quan trọng của mỗi doanh nghiệp, thực hiện thủ tục này một cách nhanh chóng, chính xác, hợp lý sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu và tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy, bạn nên tham khảo và sử dụng dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu trọn gói của các Công ty sở hữu trí tuệ uy tín, giàu kinh nghiệm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu TẠI ĐÂY

Nếu bạn cần tư vấn về phân nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cũng như thủ tục, báo giá cho các dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu, Sở hữu trí tuệ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRƯỜNG XUÂN – AGELESS

20 năm kinh nghiệm về Nhãn hiệu, Bản Quyền, Sáng Chế, Kiểu Dáng, mã số mã vạch – TOP 5 Công ty Luật Sở hữu trí tuệ hàng đầu

Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Hotline / Zalo: 0946636525

T: 84-24 3557 5599 (Máy lẻ: 103)

E. nhanhieu@ageless.vn