Việt Nam

Thời hạn bảo hộ bản quyền bài hát, tác phẩm âm nhạc là bao lâu?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.  Đối với mỗi tác phẩm, có thể được đăng ký loại hình tác phẩm khác nhau, được quy định tại Điều 14 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi năm 2009. Theo đó, bảo hộ bản quyền bài hát dưới dạng loại hình tác phẩm âm nhạc, và người biểu diễn bài hát được bảo hộ dưới dạng quyền liên quan.

 

Với mỗi loại hình tác phẩm khác nhau thì thời hạn bảo hộ cũng khác nhau. Thời hạn bảo hộ bản quyền bài hát hiện nay được quy định cụ thể như sau:

 

1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật SHTT được bảo hộ vô thời hạn.

 

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

 

Như vậy, thời hạn bảo hộ tác phẩm âm nhạc là: quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 điều 19 là vô thời hạn, quyền nhân thân quy định tại khoản 3 điều 19 và quyền tài sản quy định tại điều 20 có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;  trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.”

 

Đối với quyền liên quan thời hạn bảo hộ được quy định tại điều 34 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi năm 2009, cụ thể như sau:

 

1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.”

 

Nếu Quý Vị có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Thời hạn bảo hộ đối với bản quyền phần mềm là bao lâu?

The quy định tại Điều 14 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi năm 2009, bản quyền phần mềm được bảo hộ quyền tác giả theo loại hình chương trình máy tính.

 

Với mỗi loại hình tác phẩm khác nhau thì thời hạn bảo hộ cũng khác nhau. Bản quyền phần mềm có thời hạn bảo hộ như sau:

 

1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật SHTT được bảo hộ vô thời hạn.

 

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

 

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

 

Như vậy, tác phẩm thuộc loại hình chương trình máy tính có quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 điều 19 là vô thời hạn, quyền nhân thân quy định tại khoản 3 điều 19 và quyền tài sản quy định tại điều 20 có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả qua đời; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng qua đời.

 

Nếu Quý Vị có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Công ty chúng tôi muốn bảo hộ Logo thì phải đăng ký ở đâu?

Hiện nay, Logo vừa thuộc đối tượng bảo hộ Nhãn hiệu, vừa thuộc đối tượng của Quyền tác giả (loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng).

 

Đối với Nhãn hiệu, để được bảo hộ nhãn hiệu cho Logo thì Quý Công ty cần thực hiện thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu . Hiện nay Cục Sở Hữu Trí Tuệ thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các tổ chức-cá nhân muốn bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

 

Đối với Quyền tác giả, theo quy định tại Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ, Cơ quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là Cục Bản Quyền Tác Giả.

 

Nếu Quý Vị có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

 

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với một Logo là bao lâu?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.  Theo quy định tại Điều 14 Luật SHTT năm 2005, một logo có thể được bảo hộ quyền tác giả dưới dạng loại hình Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

 

Với mỗi loại hình tác phẩm khác nhau thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả cũng khác nhau. Theo đó, đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, thời hạn bảo hộ cụ thể như sau:

 

Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật SHTT được bảo hộ vô thời hạn, cụ thể bao gồm:

 

- Quyền đặt tên cho tác phẩm;

- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

 

Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật SHTT có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Cụ thể bao gồm các quyền sau:

 

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.”

 

Nếu Quý Vị có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

 

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Khi bị xâm phạm quyền tác giả thì phải yêu cầu cơ quan nào xử lý?

Xâm phạm quyền tác giả là hành vi xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn đến tác giả, chủ sở hữu. Theo quy định tại điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, các hành vi sau đây bị xem là xâm phạm quyền tác giả:

 

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

 

Tùy vào mức độ vi phạm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể thực hiện biện pháp khuyến cáo-yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt; hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền như quản lý thị trường, thanh tra văn hóa-thể thao và du lịch…áp dụng biện pháp hành chính, hoặc khởi kiện dân sự để xử lý chủ thể thực hiện xâm phạm quyền tác giả.

 

Nếu Quý Vị có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

 

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Tôi là tác giả của một cuốn tiểu thuyết. Tác phẩm này do tôi tự mình đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để viết. Vậy tôi có những quyền gì đối với tác phẩm của mình?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo quy định hiện nay, phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, được quy định cụ thể tại Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi năm 2009) như sau:

 

Điều 19. Quyền nhân thân   

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  1. Đặt tên cho tác phẩm;
  2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

 

Điều 20. Quyền tài sản

  1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
  2. a) Làm tác phẩm phái sinh;
  3. b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  4. c) Sao chép tác phẩm;
  5. d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

  1. e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.”

 

Trong đó, tác giả có các quyền nhân thân nêu tại khoản 1,2 và 4 Điều 19. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền nhân thân nêu tại khoản 3 Điều 19 và các quyền tài sản nêu tại Điều 20 nêu trên.

 

Cũng theo quy định tại Điều 37 Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

 

Việc xác định phạm vi bảo hộ quyền tác giả là cơ sở để tác giả, chủ sở hữu biết được và khai thác hiệu quả các quyền và lợi ích của mình đối với tác phẩm, cũng như là cơ sở để xác định những hành vi xâm phạm quyền tác giả.

 

Nếu Ông còn điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

 

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Thưa luật sư: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của tôi đã hết hạn 3 tháng, vậy tôi có thể thực hiện gia hạn được nữa không?

Theo Quy định của pháp luật, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải được gia hạn trong vòng 6 tháng trước ngày hết hiệu lực. Tuy nhiên, Chủ sở hữu có thể gia hạn muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày nhãn hiệu hết hạn và phải nộp thêm 10 % lệ phí gia hạn hiệu lực cho mỗi tháng nộp muộn.

 

Quá 6 tháng kể từ ngày hết hạn, nhãn hiệu sẽ không được gia hạn nữa và chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bị mất quyền đối với Nhãn hiệu.

 

Như vậy, trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Anh/Chị vẫn có thể tiến hành thủ tục gia hạn, tuy nhiên sẽ phải nộp thêm 30 % lệ phí gia hạn muộn cho 3 tháng nộp muộn.

 

Nếu bạn có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Tôi có một nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy nhãn hiệu của tôi có được bảo hộ vĩnh viễn không? Và nhãn hiệu của tôi có được bảo hộ trên toàn cầu không?

1. Theo quy định của pháp luật, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

 

Trong vòng 6 tháng trước ngày hết hạn, bạn cần phải thực hiện thủ tục gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và nộp phí gia hạn, phí sử dụng nhãn hiệu thì nhãn hiệu mới tiếp tục được bảo hộ.

 

Ngoài ra, để tránh việc nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực bởi bên thứ ba, bạn cần phải đưa nhãn hiệu vào sử dụng thương mại. Bởi theo quy định hiện nay của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục là một trong những căn cứ để bị chấm dứt hiệu lực.

 

2. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam, chứ không đồng thời được bảo hộ tại các Quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu tại Quốc gia nào, bạn cần đăng ký trực tiếp vào quốc gia đó hoặc nộp đơn thông qua hệ thống nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid (nếu quốc gia đó là thành viên). Việc thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ theo quy định riêng của Quốc gia mà bạn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

 

Nếu bạn có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm