ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN BÀI HÁT TRONG THỜI ĐẠI 4.0

09/12/2021 - 1641 lượt xem

Trong thời đại công nghệ 4.0, thị trường nhạc số ngày càng phát triển, kéo theo đó, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đứng trước những thách thức về bảo hộ quyền tác giả trước hành vi xâm phạm bản quyền như sao chép, đạo nhái, sử dụng trái pháp luật với mức độ nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi. Do vậy, đăng ký bản quyền bài hát là cách thức hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra.

1. Bản quyền bài hát là gì?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, bài hát hay tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm có thể được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Như vậy, bản quyền bài hát là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, thủ tục Đăng ký bản quyền bài hát là việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc tại Cục Bản quyền tác giả.

1.1. Ai được sở hữu bản quyền bài hát?

Pháp luật bản quyền bảo hộ tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra bài hát) và Chủ sở hữu quyền tác giả bài hát. Trong đó:

– Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Nếu tác phẩm do hai người trở lên sáng tạo ra thì những người sáng tạo ra tác phẩm được coi là đồng tác giả.
– Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc là Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho Tác giả hoặc giao kết hợp đồng với Tác giả; hay Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả; Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả.

1.2. Thời hạn bảo hộ bản quyền bài hát

bản quyền bài hát

                                                                          Quyền nhân thân của Tác giả trong bản quyền bài hát

                                                                             Quyền của Chủ sở hữu trong bản quyền bài hát

2. Tại sao cần đăng ký bản quyền bài hát?

2.1. Rủi ro khi không đăng ký bản quyền bài hát – bài học nhãn tiền từ thực tế

“Hòn Đá Cô Đơn” được biết tới là một ca khúc gắn liền với thế hệ sinh viên 8x, 9x. Gần đây, bài hát này đã gây xôn xao dư luận khi liên quan đến vấn đề bản quyền bài hát. Sau khi chương trình “Ký ức vui vẻ” mùa 3 tập 17 phát sóng, phần tựa đề giới thiệu tác giả bài hát “Hòn đá cô đơn” đề tên Nguyễn Hoàng Linh. Ngay sau đó, Trần Vũ – người nhận mình là tác giả bài hát nêu trên đã lên tiếng.

Dù là một bài hát khá nổi tiếng nhưng tác giả của tác phẩm này lại là ẩn số với nhiều người. Các nguồn thông tin trên internet cũng không xác định rõ ai là tác giả, thậm chí nhiều nguồn để là tác giả khuyết danh. Hơn hết, vì “Hòn đá cô đơn” chưa được đăng ký bản quyền bài hát nên lại càng khó biết được chính xác ai mới là tác giả thực sự của tác phẩm âm nhạc này.

Như vậy, để được đứng tên trên bài hát, có quyền tác giả đối với tác phẩm thì Trần Vũ phải cung cấp các chứng cứ thể hiện là người đầu tiên định hình tác phẩm như được đăng trên sách, báo, tạp chí, mạng xã hội, đĩa CD, bản thu âm, ghi hình. Cuối cùng, sau một thời gian tranh cãi và xác minh giữa các bên liên quan, bài hát “Hòn đá cô đơn” đã được Trần Vũ đăng ký bản quyền bài hát tại Cục Bản quyền tác giả.

2.2. Đăng ký bản quyền bài hát – cách thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Qua sự việc trên, có thể thấy, đăng ký bản quyền bài hát là vấn đề cần lưu tâm cho mỗi nhạc sĩ, những người sáng tác nhạc, ngay sau khi khai sinh ra đứa con tinh thần của mình, để bảo vệ quyền lợi về cả danh dự và vật chất, tránh những tranh chấp pháp lý không đáng có.

Đăng ký bản quyền bài hát sẽ mang lại cho tác giả và chủ sở hữu:

. Cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi, miễn trừ trách nhiệm chứng minh khi xảy ra tranh chấp

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký hay công bố. Tuy nhiên, nếu không đăng ký bản quyền bài hát, nếu xảy ra tranh chấp, tác giả, chủ sở hữu sẽ phải chứng minh bài hát thuộc quyền sở hữu của mình. Việc chứng minh thường khó khăn và có nhiều rủi ro, bởi vậy tác giả, chủ sở hữu nên thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền bài hát. Nhờ vậy, khi tranh chấp xảy ra, chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Đây chính là căn cứ quan trọng được tòa án xem xét trong các vụ việc tranh chấp về bản quyền tác giả.

. Cơ sở yêu cầu các bên xâm phạm bản quyền chấm dứt hành động của mình và đòi bồi thường

Ngày nay, hiện tượng tự ý sử dụng bài hát bao gồm lời và giai điệu nhằm mục đích thu lợi nhuận xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, TikTok,… thậm chí còn có trường hợp đạo nhái, cải biên, làm méo mó tác phẩm. Trong trường hợp này, đăng ký bản quyền bài hát sẽ làm cơ sở để báo cáo vi phạm bản quyền và yêu cầu các nền tảng đó phải gỡ bỏ các video, bài hát vi phạm bản quyền bài hát của bạn.

. Căn cứ để thực hiện các giao dịch dân sự như hợp đồng thương mại, thủ tục thừa kế.

Khi thực hiện các giao dịch như hợp đồng liên quan đến việc sử dụng tác phẩm hay xác định tài sản thừa kế, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả để khẳng định quyền sở hữu với bản quyền bài hát là điều kiện quan trọng, trong nhiều trường hợp có thể được xem là điều kiện tiên quyết, đặc biệt đối với những hợp đồng có giá trị kinh tế lớn.

3. Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát

3.1. Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát

Để đăng ký bản quyền bài hát, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:

1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
2. 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
3. Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
4. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa (ví dụ như hợp đồng);
5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
7. Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình sáng tạo tác phẩm;
8. Bản sao giấy tờ tùy thân của tác giả
9. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ sơ hữu là tổ chức)

Các tài liệu trên phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực.

3.2. Cơ quan đăng ký bản quyền bài hát

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả, thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch.

3.3 Thời gian đăng ký bản quyền bài hát

Thời hạn thẩm định thông thường cho việc đăng ký bản quyền bài hát là 15-30 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ. Sau thời gian này, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Nếu cần tư vấn về đăng ký bản quyền bài hát cũng như bảo hộ thương hiệu, xây dựng thương hiệu và các vấn đề Sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRƯỜNG XUÂN – AGELESS

20 năm kinh nghiệm về Nhãn hiệu, Bản Quyền, Sáng Chế, Kiểu Dáng, mã số mã vạch – TOP 5 Công ty Luật Sở hữu trí tuệ hàng đầu
Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline / Zalo: 0946636525
T. 024 3557 5599 (Máy lẻ: 103)
E. nhanhieu@ageless.vn