Những thay đổi về Phí và Lệ phí đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và kiểu dáng tại Việt Nam từ năm 2017

27/02/2017 - 3578 lượt xem

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, Thông tư mới số263/2016/TT- BTC do Bộ Tài Chính ban hành (sau đây gọi tắt là thông tư 263) vềviệc thay đổi phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại, sáng chế, kiểu dáng và một số các thủ tục hành chính khác về Sở hữu công nghiệp Việt Nam chính thức có hiệu lực. Thông tư mới quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, thay thế Thông tư cũ số22/2009/TT-BTC ban hành ngày 04 tháng 2 năm 2009.

Theo nội dung thông tư 263, các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và Nước ngoài nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các đối tượng này sẽ phải trả các khoản phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu và các đối tượng khác tương ứng theo quy định tại thông tư mới.

Phí đăng ký nhãn hiệu

Nhìn chung, so với thông tư trước đó, phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng…áp dụng theo thông tư 263 có sự tăng lên tùy thuộc vào loại đơn. Một số thay đổi chính ở thông tư 263 có thể liệt kê như dưới đây:

1. Theo thông tư 263, Chủ sở hữu phải nộp thêm khoản phí cho việc sử dụng văn bẳng bảo hộ tại thời điểm nộp đơn yêu cầu gia hạn/duy trì hiệu lực. Thay vì chỉ phải nộp lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ như trước, theo thông tư mới 263, loại phí này sẽ tách thành ba loại phí và lệ phí, đó là: Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực; Phí thẩm định duy trì/gia hạn hiệu lực và Phí sử dụng văn bằng bảo hộ. Điều này dẫn đến chi phí cho việc gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng và phí duy trì sáng chế tăng lên đáng kể so với trước đây.

2. Chủ đơn có thể nộp phí duy trì hiệu lực cho sáng chế cho các năm còn lại cùng một lúc, phí duy trì phải bao gồm cả phí công bố và đăng bạ.

3. Áp dụng thu thêm phí thẩm định hình thức đối với đơn đăng ký sáng chế. Khoản phí này phải nộp ngay khi nộp đơn.

4. Phí sửa đổi tính theo số lượng nội dung sửa đổi và số lượng văn bằng bảo hộ, thay vì chỉ tính theo số lượng văn bằng bảo hộ như trước đây. Tên và địa chỉ được tính là một nội dung sửa đổi.

5. Phí thẩm định hồ sơ đơn khiếu nại không được thu tại thời điểm nộp đơn khiếu nại. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo thụ lý đơn khiếu nại và thông báo danh sách phí cần trả.

6. Trong trường hợp chuyển nhượng một phần văn bằng bảo hộ, người nộp đơn sẽ phải trả thêm khoản phí cho việc cấp văn bằng mới.

7. Đối  với phí đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, Cục Sở hữu trsi tuệ sẽ thu phí thẩm định đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng các loại nhãn hiệu này.

8. Trước đây, khoản phí cho đơn phản đối chỉ tính theo số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng. Theo quy định mới, phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp văn bằng bảo hộ sẽ được tính theo số nhóm đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc theo số phương án của từng sản phẩm đối với kiểu dáng công nghiệp, hoặc theo số điểm yêu cầu bảo hộ độc lập đối với sáng chế/giải pháp hữu ích.

9. Cũng từ ngày 1/1/2017, theo thông tư 263, phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng và các loại việc khác kèm theo, nếu đã nộp sẽ không được hoàn lại. Một số khoản phí có tại thông tư cũ nhưng không được đề cập tại thông tư mới 263 sẽ chuyển sang cơ chế thu phí theo dịch vụ.

Nếu cần tư vấn về thủ tục và chi phí đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu cũng như các vấn đề Sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về Sáng chế, Thương hiệu, Bản quyền, Kiểu dáng công nghiệp…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Các bài viết liên quan