Bảo hộ nhãn hiệu SYM từ việc phản đối nhãn hiệu

06/04/2017 - 3362 lượt xem

Nhãn hiệu sym  (sau đây gọi là SYM) đã được đăng ký, sử dụng rộng rãi và trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực mô tô, xe máy tại Việt Nam. Cũng bởi vậy, không ít tổ chức và cá nhân đã đăng ký nhãn hiệu hoặc sử dụng nhãn hiệu tương tự với SYM nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, lợi dụng sự nổi tiếng của thương hiệu này. Để bảo vệ quyền và lợi ích gắn liền với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu SYM- Sanyang Industry Co., Ltd (Công ty Sanyang) luôn tập trung vào việc rà soát, bảo hộ nhãn hiệu, chống lại các hành vi sao chép, bắt chước. Trong đó có việc theo dõi các đơn đăng ký nhãn hiệu mới nộp trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Tại Việt Nam, Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân (AGELESS) được Công ty Sanyang lựa chọn làm đại diện pháp lý trong việc bảo hộ nhãn hiệu, xử lý xâm phạm nhãn hiệu SYM. Dưới đây là một vụ việc thành công của Công ty Sanyang và Ageless trong việc bảo hộ nhãn hiệu SYM:

Tóm tắt vụ việc

Qua theo dõi Công báo Sở hữu công nghiệp, AGELESS phát hiện một công ty tại Bình Thuận (Công ty X) đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu  hym  (sau đây gọi là nhãn hiệu HYM) tại Cục Sở hữu trí tuệ cho ”Phụ tùng, linh kiện mô tô, xe máy”. AGELESS đã ngay lập tức thông báo vụ việc tới Sanyang Industry Co., Ltd và đề xuất phương án xử lý.

Ý thức được mức độ quan trọng của sự việc, Sanyang Industry Co., Ltd đã ủy quyền để AGELESS nộp đơn phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của Công ty X.

  

SYM 

Trên thực tế, đã có nhiều nhãn hiệu gồm ba chữ cái, nhưng chỉ cần khác nhau một chữ cái so với SYM đã được chấp nhận bảo hộ, chẳng hạn như STM, SKM, TYM…  Tuy nhiên, Ageless đã chỉ ra rằng:

Nhãn hiệu của Công ty X mặc dù có khác một chữ cái ”H”-”S” so với SYM. Tuy nhiên, cách thể hiện, hình khối, màu sắc xanh và đỏ đối lập, phông chữ nghiêng cách điệu trong nhãn hiệu HYM lại sự trùng lặp hoàn toàn so với nhãn hiệu SYM đang được bảo hộ. Việc giống nhau đến mức trùng lặp về thiết kế là có căn cứ để chỉ ra việc Công ty X nộp đơn đăng ký nhãn hiệu HYM không phải ngẫu nhiên mà có dụng ý cạnh tranh không lành mạnh;

Mặt khác, cả hai nhãn hiệu đều chỉ định cho các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến xe cộ và linh kiện, phụ tùng của chúng.

AGELESS cũng cung cấp nhiều tài liệu để chứng minh rằng nhãn hiệu SYM đã được sử dụng rộng rãi và nổi tiếng tại Việt Nam. Là một chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực tại Việt Nam, Công ty X không thể không biết đến sự có mặt của thương hiệu SYM tại Việt Nam. Do đó, việc đăng ký xin bảo hộ nhãn hiêụ HYM có cách thể hiện như nêu trên là có chủ ý xấu và không thể được chấp nhận bảo hộ.

Kết quả

Trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng các chứng lý của AGELESS, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra thông báo chấp nhận các ý kiến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của AGELESS và quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu HYM của Công ty X. Đồng thời, nhãn hiệu SYM cũng được ghi nhận là “nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam”.

Cùng với sự phát triển và cạnh tranh không ngừng, các hành vi làm giả, làm nhái, xâm phạm nhãn hiệu cũng ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn. Qua việc theo dõi Công báo và phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, Sanyang Industry Co, Ltd đã kịp thời ngăn chặn nguy cơ bị xâm phạm nhãn hiệu, bảo vệ được quyền và lợi ích của mình đối với nhãn hiệu. Các Doanh nghiệp nên xem xét đây như là một trong những biện pháp bảo vệ thương hiệu đơn giản và giảm thiểu được nhiều thiệt hại không đáng có.  

 

 

Nếu cần tư vấn về thủ tục phản đối nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, xử lý xâm phạm nhãn hiệu và các vấn đề Sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless

Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, số 102 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-24 3557 5599 / Fax. 84-24 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

 

Các bài viết liên quan