6 Bước đơn giản để đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2023

04/03/2022 - 1400 lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu là việc cá nhân, tổ chức tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình. Nắm được quy trình đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian đăng ký cũng như tối ưu hóa phạm vi bảo hộ và giá trị thương hiệu của mình.

 

  1. Quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2023

Quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2023 được thực hiện qua các bước sau:

                                       Quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2023

Bước 1: CHUẨN BỊ THÔNG TIN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, bạn cần xác định được những thông tin quan trọng sau:

– Mẫu Logo / Nhãn hiệu muốn đăng ký

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ muốn đăng ký nhãn hiệu

– Chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là ai?

Cụ thể như sau:

* Chuẩn bị Mẫu logo

Thiết kế logo để đăng ký nhãn hiệu là một trong những công việc quan trọng khi doanh nghiệp bắt tay xây dựng một thương hiệu mới. Trên thực tế, không phải logo nào cũng có thể sử dụng để đăng ký nhãn hiệu. Muốn được bảo hộ, logo cần phải đáp ứng một số điều kiện và quy định nhất định:

+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

+ Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

>> Xem thêm: 5 “bí kíp” để logo được bảo hộ nhãn hiệu không thể bỏ qua

>> Xem thêm: 7 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI ĐẶT TÊN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

* Xác định Danh mục hàng hóa, dịch vụ

Mỗi nhãn hiệu đăng ký đều được gắn với một danh mục sản phẩm/dịch vụ nhất định. Việc phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu được dựa trên Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Nice, do bảng phân loại này thường xuyên được cập nhật, bạn cần kiểm tra phiên bản mới nhất để áp dụng cho phù hợp.

Hiện nay, Bảng phân loại đang được sử dụng là phiên bản 11-2023, được đăng tải trên Công báo Sở hữu công nghiệp số 405 do Cục Sở hữu trí tuệ công bố ngày 27 tháng 12 năm 2021, trên Cổng thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ (www.ipvietnam.gov.vn ) và Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ (www.most.gov.vn ).

Bảng phân loại Nice được chia thành 45 nhóm. Từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về sản phẩm. Từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ. Nếu người nộp đơn không phân loại chính xác theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2023, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc phân loại lại trong quá trình xử lý đơn và người nộp đơn phải bổ sung phí phân loại theo quy định.

 

* Xác định chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (tên, địa chỉ)

Chủ đơn trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu có thể là cá nhân, công ty, hộ kinh doanh,…. được xác định là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó. Để tránh phát sinh tranh chấp hoặc các thủ tục sửa đổi, chuyển nhượng đơn gây tốn kém tiền bạc và thời gian thẩm định đơn, thông tin của chủ đơn cần thống nhất và kê khai chính xác ngay từ đầu. Hai thông tin quan trọng của chủ đơn cần cung cấp khi đăng ký nhãn hiệu là tên và địa chỉ.

 

Bước 2: TRA CỨU NHÃN HIỆU

Tra cứu nhãn hiệu là quá trình kiểm tra, đánh giá xem nhãn hiệu cần đăng ký có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó hay không thông qua dữ liệu đăng ký nhãn hiệu Việt Nam và nhãn hiệu quốc tế có chỉ định tại Việt Nam

Tra cứu nhãn hiệu trước khi sử dụng và đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp bạn không tốn thời gian, chi phí đăng ký nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ, đồng thời có những chỉnh sửa nhãn hiệu phù hợp để đăng ký và sử dụng trong tương lai, hạn chế rủi ro vướng phải tranh chấp pháp lý.

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ

Nguồn thông tin, dữ liệu trên internet cho phép mọi người dễ dàng truy cập và thực hiện tra cứu nhãn hiệu. Ban có thể xem bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu từ A đến Z để tham khảo phương pháp này.

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu

Tuy nhiên, việc tra cứu sơ bộ trên có độ chính xác không cao (50-60%) do nguồn thông tin tra cứu không được cập nhật đầy đủ, nhất là khi người tra cứu không có chuyên môn và kinh về sở hữu trí tuệ. Do vậy, bạn nên sử dụng dịch vụ Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu của các Công ty sở hữu trí tuệ uy tín, giàu kinh nghiệm như Trường Xuân, để tăng độ an toàn và tăng khả năng bảo hộ nhãn hiệu thành công (hơn 90%) .

 

Bước 3: NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Hồ sơ cần chuẩn bị để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu 04-NH Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)

– 05 mẫu nhãn hiệu

– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện)

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp và tài khoản của Cục SHTT)

– Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có)

Sau khi nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi lại chủ đơn 01 tờ khai đăng ký nhãn hiệu ghi nhận thông tin định danh cho đơn gồm số đơn và ngày nộp đơn.

 

Bước 4: THẨM ĐỊNH ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

* Thẩm định hình thức: Sau 1-2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ có kết quả thẩm định hình thức:

+ Nếu đơn hợp lệ về hình thức, Cục SHTT sẽ ra Quyết định hợp lệ về hình thức. Theo đó, thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được đăng lên công báo SHTT và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung;

+ Nếu đơn chưa hợp lệ về hình thức, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn và yêu cầu chủ đơn sửa đổi, bổ sung đơn.

* Thẩm định nội dung: Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trên thực tế khoảng 16-24 tháng kể từ ngày có quyết định hợp lệ về hình thức:

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đủ điều kiện được bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo nộp phí cấp bằng;

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đủ điều kiện được bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối, đơn có thể bị từ chối bảo hộ toàn bộ hoặc từ chối bảo hộ một phần. Chủ đơn có quyền đưa ra ý kiến trả lời. Trường hợp ý kiến của chủ đơn được chấp nhận, Cục sẽ ra thông báo nộp phí cấp bằng cho đơn, nếu không Cục sẽ ra Quyết định từ chối bảo hộ.

 

Bước 5: CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

Sau 3-4 tháng kể từ khi nộp phí cấp văn bằng, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp đã hết thời hạn nộp phí cấp văn bằng bảo hộ nhưng chủ đơn chưa nộp phí thì Cục sẽ ra Quyết định từ chối bảo hộ. Trong trường hợp này, chủ đơn sẽ phải nộp đơn đăng ký lại từ đầu nếu muốn đăng ký bảo hộ và sử dụng lại nhãn hiệu.

 

Bước 6: GIA HẠN HIỆU LỰC NHÃN HIỆU

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Để được gia hạn hiệu lực, trong vòng 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.

Bạn có thể xem chi tiết tại: THỦ TỤC GIA HẠN NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

 

  1. Cơ quan đăng ký và hình thức đăng ký

Cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cũng như cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được người nộp đơn nộp tại một trong các địa chỉ sau đây:

– Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại miền nam: Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại

– Đăng ký nhãn hiệu tại thành phố Đà Nẵng: Văn phòng đại diện Cục SHTT tại miền Trung: Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được nộp theo các hình thức như sau:

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại 03 địa chỉ nhận như trên

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tới 03 địa địa chỉ nêu trên theo đường bưu điện

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu online (trực tuyến) trên cở sở dữ liệu trực tuyến của Cục SHTT.

 

  1. Chi phí đăng ký nhãn hiệu

Chi phí đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC . Theo đó, chi phí phụ thuộc vào số lượng nhãn hiệu, số lượng nhóm và số lượng sản phẩm, dịch vụ mỗi nhóm. Càng nhiều nhãn hiệu, càng nhiều nhóm, nhiều sản phẩm dịch vụ thì chi phí càng cao và ngược lại.

 

  1. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói của Ageless

Đăng ký nhãn hiệu là bước chuẩn bị quan trọng của mỗi doanh nghiệp, thực hiện thủ tục này một cách nhanh chóng, chính xác, hợp lý sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu và tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy, bạn nên tham khảo và sử dụng dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu trọn gói của các Công ty sở hữu trí tuệ uy tín, giàu kinh nghiệm.

Nếu bạn cần hướng dẫn cụ thể về thủ tục, báo giá cho các dịch vụ tra cứu nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:

 

CÔNG TY LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRƯỜNG XUÂN – AGELESS

20 năm kinh nghiệm về Nhãn hiệu, Bản Quyền, Sáng Chế, Kiểu Dáng, mã số mã vạch – TOP 5 Công ty Luật Sở hữu trí tuệ hàng đầu

Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Hotline / Zalo: 0946636525

T. 84-24 3557 5599 (Máy lẻ: 103)

E. nhanhieu@ageless.vn

 

Các bài viết liên quan