Lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ

05/01/2016 - 3432 lượt xem

Ngày 09-10/11/2015, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) và Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) phối hợp tổ chức Hội thảo “Thủ tục đăng ký bảo hộ và duy trì Nhãn hiệu tại Hoa Kỳ”. Tham dự hội thảo có bà Cynthia Henderson, Luật sư tư vấn, Bộ phận chính sách và Đối ngoại USPTO, Ông Trần Hữu Nam – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí Tuệ Việt Nam cùng các chuyên gia trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ đến từ các Đại diện Sở hữu công nghiệp, các công ty Luật hay văn phòng Luật tại Việt Nam.

t10
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ là một bên tham gia, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Hoa Kỳ là một việc vô cùng quan trọng. Đối với các doanh nghiệp có chiến lược xuất khẩu hàng hóa hoặc mở rộng kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ thì việc nhanh chóng thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp công việc kinh doanh thuận lợi, tránh những rắc rối không đáng có.

Hiện nay, để bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, Doanh nghiệp có thể lựa chọn hai cách thức:

1. Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp cho Cơ quan nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO)

2. Đăng ký nhãn hiệu vào Hoa Kỳ thông qua hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid.

Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Hoa Kỳ

Tại hội thảo, bà Cynthia Henderson – Luật sư tư vấn, Bộ phận chính sách và Đối ngoại USPTO đã đưa ra giải đáp về việc “Làm thế nào để bảo hộ Nhãn hiệu tại Hoa Kỳ theo con đường quốc gia”. Tại Hoa Kỳ. có các loại nhãn hiệu sau được bảo hộ:

• Thông luật – không cần đăng ký; bắt nguồn từ việc sử dụng “TM”;
• Đăng ký tại các bang – địa phương đích thực, có thể được đăng ký tại một hoặc nhiều bang ở Hoa Kỳ;
• Đăng ký liên bang – giao thương giữa các bang hoặc giữa Hoa Kỳ và quốc gia khác
• Các quy chế khác của bang
• Theo bà Cynthia, muốn nhãn hiệu được bảo hộ tại Hoa Kỳ, việc kiểm tra và sàng lọc là vô cùng quan trọng. Khi sàng lọc, cần thiết phải rà soát ở các nguồn như sau:
• Cơ sở dữ liệu USPTO: các nhãn hiệu đã đăng ký và đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu đang chờ được cấp đăng ký;
• Đăng bạ nhãn hiệu của các bang;
• Tra cứu tên miền: bao gồm tên miền cấp cao và tên miền cấp cao mã quốc gia
• Tra cứu thông luật: Website, tên thương mại, thư mục thương mại…

Việc thực hiện tra cứu đầy đủ các nguồn thông tin khác cũng được xem xét khi muốn bảo hộ nhãn hiệu. Điều này sẽ tránh được các tranh chấp hay phản đối sẽ gay hao tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí trong tương lai.

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ có thể thực hiện trên Internet thông qua hệ thống nộp đơn điện tử Nhãn hiệu (TEAS). USPTO khuyến nghị rằng nên nộp theo con đường Internet, 97,8% đăng ký nhãn hiệu đã được nộp trực tuyến trong năm tài chính 2009. Có ba cách để thanh toán lệ phí: thẻ tín dụng, tài khoản ký quỹ tự động hoặc chuyển tiền điện tử.

Việc sử dụng nhãn hiệu trong hoạt động thương mại và không đơn thuần là đăng ký trước quyền đối với một nhãn hiệu hay có ý định sử dụng thật sự nhãn hiệu trong tương lai chính là căn cứ pháp lý để chủ sở hữu nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ.

Đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrid.

Tại Hội thảo, bà Laura Hammel – Luật sư tư vấn, bộ phận chính sách đối ngoại của USPTO đã trình bày về đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ thông qua con đường nghị định thư Madrid.

Hệ thống Madrid là một cơ chế nộp đơn tập trung, địa chỉ một cửa cho chủ sở hữu nhãn hiệu nhận được và duy trì sự bảo hộ nhãn hiệu ở các thị trường xuất khẩu. Đây là một con đường thay thế cho con đường Quốc gia trực tiếp.

Bà Laura nhấn mạnh rằng, nộp đơn vào Hoa Kỳ theo hệ thống Madrid thì người có quyền nộp đơn phải có một Nhãn hiệu cơ sở ở một nước xuất xứ ( Đơn cơ sở- Nghị định thư Madrid hay Đăng ký cơ sở như Thỏa ước Madird) và phải có quyền sử dụng hệ thống Madrid. Bà cũng lưu ý rằng, các quyền trong đăng ký quốc tế không thể vượt quá những gì hiện diện trong nhãn hiệu cơ sở.

t11(Bà Laura Hammel – Luật sư tư vấn, bộ phận chính sách đối ngoại của USPTO)

Bà Laura cho biết, các quy định pháp luật của Hoa Kỳ được ban hành đòi hỏi nhiều nội dung giống như những quy định yêu cầu trong Quy chế chung. Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế phải ở tình trạng để được xác nhận là đã nộp hoặc nó sẽ bị từ chối nếu việc đính chính hoặc trả lời những sai sót không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ. Để tránh khả năng bị từ chối, Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ và tìm sự tư vấn của các Luật sư, đại diện nhãn hiệu trước khi đăng ký.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ là một bước cần thiết tạo tiền đề pháp lý cho Doanh nghiệp có chiến lược phát triển kinh doanh tại quốc gia đầy tiềm năng này. Thị trường Hoa Kỳ là một cơ hội lớn nhưng những đòi hỏi khắt khe của nó cũng là thách thức đối với Doanh nghiệp Việt. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm sẽ giúp doanh nghiệp an toàn tiếp cận thị trường cũng như tránh được những hành vi cạnh tranh không lành mạnh góp phần xây dựng và bảo vệ Thương hiệu của mình./.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 84-24 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Các bài viết liên quan