Việt Nam

Thưa luật sư, chi phí cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiện nay được tính như thế nào? Tôi muốn đăng ký một nhãn hiệu cho các sản phẩm sau: “nước mắm, sữa, nước ép trái cây, nước khoáng, bia, rượu, sữa chua, thịt đông lạnh” thì mất bao nhiêu tiền?

- Hiện nay, mức phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài Chính. Theo đó, mức phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào số lượng nhóm và số hàng hóa/dịch vụ trong mỗi nhóm. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm thì người nộp đơn phải nộp thêm phí cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi.

- Nhãn hiệu của bạn muốn đăng ký cho các sản phẩm thuộc ba nhóm như sau:

• Nhóm 29: sữa; sữa chua; thịt đông lạnh; nước mắm.
• Nhóm 32: nước khoáng; bia.
• Nhóm 33: rượu.

- Lệ phí quốc gia phải nộp cho Cục sở hữu trí tuệ, bao gồm:

• Lệ phí nộp đơn cho 03 nhóm sản phẩm;
• Lệ phí công bố đơn;
• Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho 03 nhóm sản phẩm. và
• Phí thẩm định nội dung cho 03 nhóm sản phẩm.

- Trường hợp phân loại sản phẩm/dịch vụ chưa chính xác hoặc chưa rõ ràng, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị xét nghiệm viên từ chối chấp nhận hợp lệ và Chủ đơn phải nộp thêm phí cho thiếu sót này để xét nghiệm viên điều chỉnh lại cho đúng với quy định trong Bảng phân loại Nice. Do vậy, bạn có thể tìm một Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ uy tín để được tư vấn bảo hộ nhãn hiệu, tránh bị thiếu sót.

Nếu bạn có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageless
Địa chỉ:  Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Tôi có một người bạn là người Pháp muốn đăng ký một Nhãn hiệu tại Việt Nam. Luật sư có thể cho tôi biết, bạn của tôi có thể sử dụng tiếng Pháp trong hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam hay không?

- Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay, tất cả các thông tin trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải sử dụng tiếng Việt. Như vậy, tiếng Pháp sẽ không được chấp nhận sử dụng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

 

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, đối với những đơn nhãn hiệu của Chủ đơn nước ngoài, việc sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh khi mô tả hàng hóa, dịch vụ sẽ rất hữu ích cho việc xem xét của xét nghiệm viên. Điều này sẽ giúp các xét nghiệm viên hiểu chính xác hơn bản chất của một hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp chưa rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mô tả hàng hóa, dịch vụ sau khi nộp đơn (nếu có) có thể được thuận lợi chấp nhận hơn.

- Ngoài ra, theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trường hợp cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì phải nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp hợp pháp tại Việt Nam.

Bạn của bạn là người Pháp, do vậy, có thể ủy quyền cho một Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp uy tín để thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

 

Nếu có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageless
Địa chỉ:  Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Luật sư có thể cho tôi biết, khi phân loại các hàng hóa, dịch vụ để nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu, tôi cần căn cứ vào đâu?

Chào Anh/Chị,

Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ bạn phải phân loại hàng hóa, dịch vụ.

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Thông báo số 1378/TB-SHTT ngày 09/3/2012 về việc áp dụng Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 10. Đây là bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng cho đăng ký nhãn hiệu, được gọi tắt là Bảng phân loại Nice, được thiết lập theo Thỏa ước Nice ký năm 1957. Bảng phân loại Nice bao gồm 34 nhóm sản phẩm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ, giúp quốc tế hóa và thống nhất hóa việc phân loại hàng hóa và dịch vụ trong việc đăng ký nhãn hiệu thay cho việc phân loại hàng hóa và dịch vụ rất khác nhau cho từng quốc gia trước đó.

Ngoài việc áp dụng Bảng phân loại Nice, Việt Nam và các nước ASEAN khác đã xây dựng công cụ phân loại trực tuyến hàng hóa và dịch vụ của các nước ASEAN (ASEAN TMclass) với hơn 13.800 hàng hóa và dịch vụ đặc trưng của khu vực. Việc sử dụng các hàng hóa, dịch vụ được liệt kê trong ASEAN TMclass để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới tại Việt Nam sẽ được chấp nhận thông suốt trong quá trình xét nghiệm. Các thông tin chi tiết của TMclass ASEAN có thể được tìm thấy tại www.asean-tmclass.org hoặc www.aseanip.org.

Như vậy Anh/Chị hoàn toàn có thể phân loại dựa trên một trong hai bảng phân loại trên. Tuy nhiên, việc phân loại này đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu phân loại sản phẩm/dịch vụ chưa chính xác hoặc chưa rõ ràng, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị xét nghiệm viên từ chối chấp nhận hợp lệ và bạn phải trả phí cho thiếu sót này để xét nghiệm viên điều chỉnh lại cho đúng với quy định trong Bảng phân loại Nice.

Do đó, nếu chưa chắc chắn Anh/Chị có thể liên hệ với Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ uy tín để được giúp đỡ tránh những sai sót không đáng có dẫn đến kéo dài thời gian xét nghiệm và tốn kém chi phí.

Nếu có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageless
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Chào Luật sư, tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm là “ Đồng hồ kết hợp radio”, tôi không biết phải phân loại sản phẩm này vào nhóm nào để được chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu? 

Chào bạn,

 

Nếu hàng hóa có nhiều mục đích sử dụng thì sẽ được phân vào tất cả các nhóm tương thích về chức năng hoặc công dụng.

 

Đối với sản phẩm “Đồng hồ kết hợp Rađio”, bạn có thể phân loại sản phẩm này vào nhóm 14 hoặc nhóm 09 trong bảng phân loại hàng hóa quốc tế Nice phiên bản 10. Bạn cũng nên xác định đâu là chức năng chính/chủ yếu của sản phẩm để phân loại nhóm và mô tả rõ khi đăng ký.

 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam, phân loại loại hàng hoá này sẽ phụ thuộc nhiều vào quan điểm chủ quan của xét nghiệm viên. Trong trường hợp Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn chuyển một sản phẩm, dịch vụ nào đó đến nhóm khác, sẽ rất khó khăn và tốn thời gian để thuyết phục các xét nghiệm viên để nó trong nhóm cũ.

 

Do đó, nếu chuyển sản phẩm/ dịch vụ này đến nhóm khác không làm thay đổi bản chất của hàng hóa, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu nên xem xét đồng ý với ý kiến của xét nghiệm viên để tiết kiệm thời gian.

 

Nếu không thể phân loại một sản phẩm vào một nhóm tương thích bạn hoàn toàn có thể liên lạc với Luật sư về nhãn hiệu để được trợ giúp. Với chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, Luật sư có thể phân loại đúng ngay từ đầu tránh những sai sót không đáng có trong quá trình soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu.

 

Nếu bạn có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageless
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Thưa luật sư, Công ty chúng tôi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho “dịch vụ sản xuất máy tính” – Nhóm 42 nhưng bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối. Luật sư có thể cho tôi biết ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ có đúng hay không? Và Công ty chúng tôi phải làm gì để được chấp nhận hình thức đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Theo quy định về Pháp luật nhãn hiệu hiện nay của Việt Nam, việc sản xuất một sản phẩm cụ thể sẽ không được chấp nhận như là một dịch vụ và phải được chuyển đến nhóm hàng hóa tương ứng. Do đó, việc từ chối của Cục sở hữu trí tuệ là có căn cứ pháp luật.

Để được chấp nhận, Quý Công ty cần phải điều chỉnh như sau:

- "dịch vụ sản xuất máy tính" đổi thành "máy tính" và được chuyển đến nhóm 09.

Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ là một bước khó nhất trong quá trình soạn thảo tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Để giảm thiểu sai sót, rủi ro và chi phí phát sinh không đáng có, Quý Công ty có thể thông qua một tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Việc này để đảm bảo việc phân loại sản phẩm, dịch vụ cho đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận, giúp tiết kiệm công sức, chi phí và thời gian.

Nếu Quý Công ty có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageless
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm