DIỄN ĐÀN “ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ” VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU

13/12/2017 - 1779 lượt xem

Đầu tháng 12 vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương đã phối hợp với Brand Finance tổ chức Diễn đàn “Định giá tài sản Thương hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế” . Diễn đàn có sự tham gia của Ông Vũ Bá Phúc – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại và một số chuyên gia, doanh nhân đến từ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Chương trình đã đem đến một các nhìn tổng quan, toàn diện về việc xây dựng, phát triển và định giá tài sản thương hiệu của doanh nghiệp.

Ông Vũ Bá Phúc phát biểu khai mạc diễn đàn

Phát biểu khai mạc hội nghị, Ông Vũ Bá Phúc nhấn mạnh việc các doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa việc định hình thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh. Đây là nhu cầu doanh nghiệp và cũng là yêu cầu bức thiết đối với nền kinh tế. Nhằm cung cấp thêm cho doanh nghiệp một số thông tin về thực tiễn định giá thương hiệu trên thế giới, Ông Samir Dixit – Giám đốc vùng châu Á – Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance phát biểu trước diễn đàn về xu hướng cũng như phương pháp tiếp cận với hoạt động định giá thương hiệu – tài sản vô hình của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp nên quan tâm. Ông cũng đưa ra danh sách 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam dựa trên báo cáo đánh giá của Brand Finance. Trong đó, Viettel, Vinamilk và VNPT là TOP 3 thương hiệu được định giá lớn nhất năm 2017 với giá trị lần lượt là 2,569; 1,362; 726 triệu USD.

(Nguồn: internet)

(Nguồn: internet)

Thương hiệu là loại tài sản vô hình, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với doanh nghiệp. Thậm chí, hiện nay nhiều doanh nghiệp mang giá trị thương hiệu lớn hơn nhiều so với các tài sản hữu hình. Bởi vậy, không chỉ các doanh nghiệp lớn trên thế giới quan tâm đến việc phát triển thương hiệu của mình, mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cần phải chú trọng việc lựa chọn và, đăng ký bảo hộ thương hiệu (hay còn gọi là bảo hộ nhãn hiệu) ngay từ những ngày đầu thành lập. Việc chú trọng đầu tư, bảo hộ thương hiệu ngay từ khi khởi nghiệp sẽ tránh được rất nhiều rủi ro cũng như thiệt hại cả về kinh tế lẫn uy tín không đáng có trong tương lai.

Trong thời kỳ hội nhập, các thương vụ M&A diễn ra liên tục với câu chuyện nóng hổi của “định giá thương hiệu”. Thương hiệu doanh nghiệp không thể bị chi phối bởi lằn ranh biên giới thông thường. Điều này có nghĩa là việc xây dựng, phát triển thương hiệu nói chung, đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng cần được tiến hành ngoài phạm vi quốc gia. Điều này là cần thiết và là phương thức toàn diện, đầy đủ nhất giúp thương hiệu doanh nghiệp được bảo hộ triệt để.

Xây dựng doanh nghiệp gắn liền với việc phát triển thương hiệu. Bước đầu tiên cần tiến hành đó chính là đăng ký độc quyền thương hiệu – tài sản riêng của doanh nghiệp, ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm từ các chủ thể khác có thể xảy ra trong tương lai. Đó chính là một phần thông điệp mà diễn đàn Định giá tài sản thương hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế” chuyển tải. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn nữa xây dựng và bảo vệ thương hiệu riêng có ngay từ những ngày đầu gia nhập thị trường trong nước và cả quốc tế.

Các bài viết liên quan