Hỏi đáp

Những thiếu sót thường gặp khi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?

Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu đó cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là “hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu”). Dưới đây là một số lỗi các bên thường gặp phải khi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

 

Những lỗi về hình thức và thủ tục thường gặp như là:

 

- Không kiểm tra lại tình trạng pháp lý của Nhãn hiệu trước khi ký kết hợp đồng. Điểm này đặc biệt cần lưu ý với bên nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Cần tìm hiểu Nhãn hiệu đã được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) chưa và Giấy chứng nhận đó có đang còn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu không? Trường hợp ký Hợp đồng thứ cấp thì bên cấp quyền thứ cấp có được bên chuyển quyền trong Hợp đồng cơ sở cho phép không?

- Ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trước khi được cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu

- Hợp đồng thiếu dấu và/hoặc chữ ký liên kết tất cả các trang trong Hợp đồng của cả bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu;

- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ (Điều 148.2 Luật SHTT).

 

Những lỗi về nội dung thường gặp như là:

 

- Thời hạn chuyển giao, lãnh thổ chuyển giao của Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thứ cấp vượt quá Hợp đồng cơ sở;

- Thiếu điều khoản quy định nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã ký (Theo Điều 142.4 Luật SHTT.

Xem thêm
Chúng tôi đang đàm phán mua lại một công ty ở Việt Nam. Chúng tôi phải lưu ý những vấn đề gì về thương hiệu?

Việc mua lại một công ty bao gồm mua lại quyền sử dụng và quyền sở hữu tất cả những tài sản hữu hình và tài sản vô hình của công ty đó. Đối với mỗi công ty, thương hiệu (hay thuật ngữ pháp lý gọi là Nhãn hiệu) được coi là một tài sản vô hình của công ty đó. Như vậy, khi mua lại doanh nghiệp này, Quý công ty cần lưu ý ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của Công ty đó.

 

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hiệu bao gồm:

 

 1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

 2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;

 3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;

 4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;

 5. Chứng từ nộp phí, lệ phí;

 6. Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

 

Ngoài ra, Quý công ty cần phải xem xét :

 

 . Nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay chưa?

 . Nhãn hiệu của công ty định mua có đang được chuyển giao quyền sử dụng/ chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên nào chưa?

 . Nhãn hiệu đó còn thời hạn bảo hộ hay không?

 

Nhãn hiệu đó có đang bị phản đối/hủy bỏ/yêu cầu chấm dứt hiệu lực hay không?

 

Nếu bạn có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Công ty chúng tôi chuyên kinh doanh về bình lọc nước và rất có uy tín trên thị trường. Làm thế nào để bảo hộ nhãn hiệu, ngăn chặn bên khác làm giả làm nhái nhãn hiệu của chúng tôi?

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc hàng giả hàng nhái lợi dụng uy tín của doanh nghiệp nổi tiếng càng diễn ra phổ biến hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng thông dụng như bình lọc nước, máy lọc nước,…. Theo các quy định hiện này, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở đăng ký và được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vì thế, để bảo vệ thương hiệu của mình, Quý Công ty cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

 

- Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

 

 1. Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;

 2. 07 mẫu nhãn hiệu giống nhau, trong đó 02 mẫu nhãn dán vào 02 tờ khai: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

 3. Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn;

 4. Chứng từ nộp phí, lệ phí (theo Thông tư 263/2016/BTC)

 5. Giấy Ủy quyền (Trong trường hợp Quý công ty ủy quyền cho tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ)


Quý công ty chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.

 

Nếu bạn có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Chúng tôi đang sở hữu một nhãn hiệu tại Việt Nam và muốn cho Công ty khác sử dụng nhãn hiệu này. Vậy chúng tôi cần phải làm gì?

Theo điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Đồng thời, “việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng sử dụng nhãn hiệu)".

 

Trường hợp Nhãn hiệu của Quý Công ty đã được Cục Sở hữu hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) và đang còn thời hạn bảo hộ thì có thể tiến hành chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác. Sau khi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, Quý Công ty vẫn là chủ sở hữu nhãn hiệu.

 

Để việc chuyển giao quyền sử dụng được thực hiện một cách hợp pháp, hai bên cần lập và ký kết Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, sau đó, cần phải đăng ký hợp đồng này đó tại Cục Sở hữu trí tuệ.

 

Hồ sơ cần thiết

 1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

 2. 2 Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu;

 3. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu,văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;

 4. Chứng từ nộp phí, lệ phí;

 5. Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Ageless).

 

Hiện nay, thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét, giải quyết yêu cầu đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu kéo dài khoảng 5-7 tháng.

 

Nếu bạn có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless

Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Thưa luật sư, Công ty chúng tôi đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ thì chúng tôi đã được sử dụng biểu tượng ® trên nhãn hiệu hay chưa?

Việc sử dụng ký hiệu ® được hiểu là chỉ dẫn về việc nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Điều 7, khoản 1, điểm a, Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 có quy định về hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định như sau:

 

“1. Hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là việc sử dụng thông tin chỉ dẫn gây hiểu sai lệch rằng đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam mặc dù không được hoặc chưa được bảo hộ, kể cả trường hợp đối tượng đó tuy đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ, ví dụ:

a) In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ như: “nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu đã được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ ® (chỉ dẫn về việc nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)”

 

Trong câu hỏi, bạn chưa nói rõ đơn đăng ký nhãn hiệu của Công ty bạn đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay chưa. Do vậy, chúng tôi giả thiết 2 trường hợp như sau:

 

- Trường hợp 1: Nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ (cụ thể là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhưng đã bị huỷ bỏ hiệu lực, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ mà không được gia hạn thì việc chỉ dẫn ký hiệu ® trên sản phẩm bị xem là vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 7, khoản a, thông tư 11/2015.

 

- Trường hợp 2: Nhãn hiệu nộp đơn và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và vẫn đang còn hiệu lực thì Công ty bạn có quyền sử dụng ký hiệu ® trên nhãn hiệu của mình cho sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký nhãn hiệu.

dang ky nhan hieu

 Sử dụng biểu tượng ® trên nhãn hiệu

 

Chúng tôi cũng xin lưu ý, thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu hiện nay kéo dài khoảng 15-17 tháng. Do vậy, trường hợp muốn xác lập quyền sở hữu với nhãn hiệu và sử dụng ký hiệu ® trên nhãn hiệu, Doanh nghiệp nên chủ động thực hiện việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt và trước khi sử dụng để tránh mất thời gian chờ cho tới khi cấp bằng mới được dùng. Trong trường hợp nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ, bạn nên lưu ý thực hiện việc gia hạn hiệu lực trước khi đăng ký nhãn hiệu hết thời hạn bảo hộ .

Nếu bạn có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

 

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Thưa luật sư, chi phí cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiện nay được tính như thế nào? Tôi muốn đăng ký một nhãn hiệu cho các sản phẩm sau: “nước mắm, sữa, nước ép trái cây, nước khoáng, bia, rượu, sữa chua, thịt đông lạnh” thì mất bao nhiêu tiền?

- Hiện nay, mức phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài Chính. Theo đó, mức phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào số lượng nhóm và số hàng hóa/dịch vụ trong mỗi nhóm. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm thì người nộp đơn phải nộp thêm phí cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi.

- Nhãn hiệu của bạn muốn đăng ký cho các sản phẩm thuộc ba nhóm như sau:

• Nhóm 29: sữa; sữa chua; thịt đông lạnh; nước mắm.
• Nhóm 32: nước khoáng; bia.
• Nhóm 33: rượu.

- Lệ phí quốc gia phải nộp cho Cục sở hữu trí tuệ, bao gồm:

• Lệ phí nộp đơn cho 03 nhóm sản phẩm;
• Lệ phí công bố đơn;
• Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho 03 nhóm sản phẩm. và
• Phí thẩm định nội dung cho 03 nhóm sản phẩm.

- Trường hợp phân loại sản phẩm/dịch vụ chưa chính xác hoặc chưa rõ ràng, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị xét nghiệm viên từ chối chấp nhận hợp lệ và Chủ đơn phải nộp thêm phí cho thiếu sót này để xét nghiệm viên điều chỉnh lại cho đúng với quy định trong Bảng phân loại Nice. Do vậy, bạn có thể tìm một Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ uy tín để được tư vấn bảo hộ nhãn hiệu, tránh bị thiếu sót.

Nếu bạn có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageless
Địa chỉ:  Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Tôi có một người bạn là người Pháp muốn đăng ký một Nhãn hiệu tại Việt Nam. Luật sư có thể cho tôi biết, bạn của tôi có thể sử dụng tiếng Pháp trong hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam hay không?

- Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay, tất cả các thông tin trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải sử dụng tiếng Việt. Như vậy, tiếng Pháp sẽ không được chấp nhận sử dụng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

 

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, đối với những đơn nhãn hiệu của Chủ đơn nước ngoài, việc sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh khi mô tả hàng hóa, dịch vụ sẽ rất hữu ích cho việc xem xét của xét nghiệm viên. Điều này sẽ giúp các xét nghiệm viên hiểu chính xác hơn bản chất của một hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp chưa rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mô tả hàng hóa, dịch vụ sau khi nộp đơn (nếu có) có thể được thuận lợi chấp nhận hơn.

- Ngoài ra, theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trường hợp cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì phải nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp hợp pháp tại Việt Nam.

Bạn của bạn là người Pháp, do vậy, có thể ủy quyền cho một Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp uy tín để thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

 

Nếu có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageless
Địa chỉ:  Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm
Luật sư có thể cho tôi biết, khi phân loại các hàng hóa, dịch vụ để nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu, tôi cần căn cứ vào đâu?

Chào Anh/Chị,

Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ bạn phải phân loại hàng hóa, dịch vụ.

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Thông báo số 1378/TB-SHTT ngày 09/3/2012 về việc áp dụng Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 10. Đây là bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng cho đăng ký nhãn hiệu, được gọi tắt là Bảng phân loại Nice, được thiết lập theo Thỏa ước Nice ký năm 1957. Bảng phân loại Nice bao gồm 34 nhóm sản phẩm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ, giúp quốc tế hóa và thống nhất hóa việc phân loại hàng hóa và dịch vụ trong việc đăng ký nhãn hiệu thay cho việc phân loại hàng hóa và dịch vụ rất khác nhau cho từng quốc gia trước đó.

Ngoài việc áp dụng Bảng phân loại Nice, Việt Nam và các nước ASEAN khác đã xây dựng công cụ phân loại trực tuyến hàng hóa và dịch vụ của các nước ASEAN (ASEAN TMclass) với hơn 13.800 hàng hóa và dịch vụ đặc trưng của khu vực. Việc sử dụng các hàng hóa, dịch vụ được liệt kê trong ASEAN TMclass để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới tại Việt Nam sẽ được chấp nhận thông suốt trong quá trình xét nghiệm. Các thông tin chi tiết của TMclass ASEAN có thể được tìm thấy tại www.asean-tmclass.org hoặc www.aseanip.org.

Như vậy Anh/Chị hoàn toàn có thể phân loại dựa trên một trong hai bảng phân loại trên. Tuy nhiên, việc phân loại này đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu phân loại sản phẩm/dịch vụ chưa chính xác hoặc chưa rõ ràng, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị xét nghiệm viên từ chối chấp nhận hợp lệ và bạn phải trả phí cho thiếu sót này để xét nghiệm viên điều chỉnh lại cho đúng với quy định trong Bảng phân loại Nice.

Do đó, nếu chưa chắc chắn Anh/Chị có thể liên hệ với Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ uy tín để được giúp đỡ tránh những sai sót không đáng có dẫn đến kéo dài thời gian xét nghiệm và tốn kém chi phí.

Nếu có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageless
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 84-4 3557 5599 / Fax. 84-4 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Xem thêm