Bảo hộ thương hiệu và thành công của 15 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh

14/02/2017 - 3170 lượt xem

Mới đây, Interbrand – tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu, đã công bố danh sách 100 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh. Đằng sau thành công của mỗi thương hiệu là bài toán nắm bắt thị trường, định hướng chiến lược phát triển và bảo hộ thương hiệu, duy trì năng lượng và bứt phá thành công. Ageless đã tổng hợp và phân tích một số thương hiệu lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau để Quý vị tham khảo.

Với những nỗ lực vượt bậc không ngừng, các thương hiệu lớn đã tranh đua để ghi tên mình vào bảng vàng chiến thắng. Bên cạnh những ông trùm liên tục giữ nguyên vị trí đầu bảng xếp hạng, danh sách đã có những thay đổi ngoạn mục với sự có mặt của những thành viên mới. Chúng ta hãy cùng nhìn lại bảng xếp hạng 15 thương hiệu lớn nhất đã được Interbrand công bố:

bảo hộ thương hiệu, bao ho thuong hieu

15 Thương hiệu thành công nhất toàn cầu trong phát triển và bảo hộ thương hiệu – Theo Interbrand

 

1. Các ông trùm công nghệ tiếp tục dẫn đầu

Trong xu thế công nghệ hóa toán cầu, danh sách 15 thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2016 có sự góp mặt áp đảo của 6 hãng công nghệ bậc nhất, đó là Apple, SamSung, Google, Microsoft, IBM, Intel.

2. IT innovation

Apple tiếp tục là thương hiệu dẫn đầu với có giá trị ước đạt 178,119 tỷ USD (tăng 5% so với năm 2015). Qua theo dõi của chúng tôi, đây là năm thứ tư liên tiếp Apple nắm giữ ngôi vị thương hiệu quán quân trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới. Tỉ lệ tăng trưởng tuy không lớn nhưng với ưu thế cạnh tranh sẵn có, con số +5% vẫn đủ để duy trì đường bay trong năm 2016 đầy nghẹt thở của “táo khuyết”.

Đáng chú ý là IBM bị hạ một bậc so với năm 2015 với tỉ lệ tăng tưởng giảm 19% và trở thành thương hiệu bị mất giá nhiều nhất trong năm 2016. Theo chúng tôi, những tín hiệu tích cực đã xuất hiện nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh phần cứng truyền thống của hãng. Đây là lần thứ 16 gã khổng lồ IBM bị sụt giảm giá trị thương hiệu trong 14 năm qua. Một lần nữa, bài toán về bảo hộ thương hiệu, linh hoạt trong việc nắm bắt thị trường, tìm hướng phát triển lại đặt ra cho các nhà quản lý của hãng công nghệ đa quốc gia này.

Trong nhóm công nghệ, chúng ta không thể không nhắc đến Samsung với những chiến lược quảng cáo và bảo hộ thương hiệu khôn ngoan cho dòng điện thoại thông minh. Mặc dù uy tín và hình ảnh thương hiệu phần nào bị ảnh hưởng sau sự cố thu hồi Galaxy Note 7, Samsung vẫn duy trì tỉ lệ tăng trưởng đạt 14% và đạt vị trí số 7.

 

2. Các hãng xe hơi khẳng định thế mạnh

Sau công nghệ, thì các hãng xe cũng tỏ ra rất mạnh mẽ với 3 đại diện: Toyota, Mescerdes và BMW.

bảo hộ thương hiệu

Chiến lược bảo hộ thương hiệu khôn ngoan đã giúp TOYOTA, Mescedes-Benz, BMW góp mặt trong TOP 15 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh

 

Chiến lược quản trị và bảo hộ thương hiệu của Toyota chưa hề nao núng và vẫn tỏ rõ phong độ của mình khi vẫn tiếp tục giữ vị trí số 5 đầy quyền lực, trong khi đó Mescerdes đã nỗ lực vươn lên 3 bậc lên vị trí thứ 9 sau khi chỉ giữ vị trí số 12 năm 2015.

Thương hiệu sản xuất xe ô tô nổi tiếng nhất thế giới của Nhật Bản TOYOTA đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ để vươn lên vị trí thứ 5. Chúng tôi cho rằng Toyota vẫn là thương hiệu ô tô được tin dùng và tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới. Tổng thống mới của Mỹ với những tuyên bố về chính sách đánh thuế nhập khẩu cao đối với một số dòng xe mới của Toyota vào Mỹ liệu có gây áp lực cho Toyota trong việc đẩy mạnh khai thác và bảo hộ thương hiệu của mình tại thị trường hàng đầu thế giới? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

 

3. Các hãng thực phẩm – không hề yếu thế

Chúng tôi thấy Top 15 thành công trên chặng đường bảo hộ thương hiệu có mặt của 2 “gã khổng lồ” về thực phẩm là Cocacola và Mcdonal. 

Bảo hộ thương hiệu

Với mảng kinh doanh chủ lực là nước giải khát, năm 2016, giá trị thương hiệu Cocacola đạt được là 73,1 tỷ đôla Mỹ, giảm 7% so với 2015. Tuy nhiên, CocaCola vẫn là đại diện xứng đáng nhất về hình ảnh thương hiệu hiếm hoi có khả năng cạnh tranh cực mạnh với các thương hiệu công nghệ đang vươn lên mạnh mẽ.

Mcdonal – người hùng trong kinh doanh lĩnh vực đồ ăn nhanh toàn cầu. Với định giá thương hiệu: 39,3 tỷ đôla Mỹ (giảm 1% so với 2015). So sánh cho thất, thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng này tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng. Hiện McDonald có trên 36.000 điểm bán hàng trên khắp thế giới. 80% doanh thu đến từ 4 thị trường chủ lực: Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Tại Việt Nam, McDonald đã triển khai 9 cửa hàng.

4. “Thế giới ảo” facebook bùng nổ và Thương mại điện tử Amazone lên ngôi

Bảo hộ thương hiệu

Facebook với giá trị thương hiệu đạt 32,5 tỷ đôla Mỹ (tăng 48% so với 2015) và là thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất so với 2016. Đây cũng là điều dễ hiểu khi Facebook hiện tại có hơn 1,3 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới, được ví như một quốc gia đông dân thứ 3. Đà tăng trưởng của Facebook chắc chắn sẽ không dừng lại khi mà ngày càng nhiều người ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới sử dụng Facebook như một kênh bán hàng chủ lực và tỉ lệ người dùng thường xuyên ngày càng gia tăng. Facebook hiện đã lấn sang mảnh kinh doanh thực tế ảo và hãng được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của thực tế ảo.

Amazon hiện đang là chợ thương mại điện tử lớn nhất thế giới với gần như tất cả các mặt hàng đều được bán tại đây. Thương hiệu Amazon năm nay được định giá 50,3 tỷ đôla Mỹ, tăng 33% so với năm trước. Qua phân tích của chúng tôi, đây là mức tăng trưởng lớn thứ 2, chỉ đứng sau Facebook. Tuy còn chưa phổ biến tại Việt Nam, sự tăng trưởng này báo hiệu xu hướng thanh toán trực tuyến trong tương lai của người tiêu dùng trong nước khi bối cảnh toàn cầu hóa và công nghệ hóa ngày càng mạnh mẽ.

 

5. Hãng giải trí giữ vững đà tiến công

Ở Việt Nam, những nhân vật hoạt hình nổi tiếng như chuột Mickey, nữ hoàng băng giá Frozen, công chúa tóc mây Tangled, biệt đội Big Hero, Tarzan, Peter Pan… đã không còn xa lạ với hàng triệu trẻ em và tuổi thơ của rất nhiều người. Walt Disney đã để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa và đã thực sự thành công khi làm được điều mà bất cứ một thương hiệu nào cũng khao khát trên con đường xây dựng và bảo hộ thương hiệu của mình.

Bảo hộ thương hiệu

Năm 2016, Disney với định giá hình ảnh thương hiệu đạt 38,7 tỷ đôla Mỹ (+6% so với 2015) là cái tên duy nhất của thương hiệu giải trí có mặt trong bảng xếp hạng top 15 ở vị trí số 13.

 

Năm 2016 đã khép lại, mở ra năm 2017 với rất nhiều những thách thức, cũng là cơ hội nhảy vọt của bất cứ thương hiệu nào. Công nghệ, thế giới “ảo”, giải trí, xe hơi và thực phẩm đều là những ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta, bản thân các ông trùm thương hiệu trong những ngành này cũng rất chú trọng vào xây dựng và bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam. Chúng ta đều nhìn thấy thành công trong chiến lược quản trị, bảo hộ thương hiệu của 15 Tập đoàn lớn nhất hàng tinh, nhưng người học hỏi thông minh nhất sẽ biết áp dụng thàng công người khác linh hoạt với điều kiện của mình.

 

Nếu cần tư vấn về bảo hộ thương hiệu, xây dựng thương hiệu cũng như các vấn đề Sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0946 636 525
Tel. 024 3557 5599 / Fax. 84-24 3943 4479
Email: nhanhieu@ageless.vn

Các bài viết liên quan