Bảo hộ nhãn hiệu DOOSAN – Kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt

13/04/2018 - 2788 lượt xem

Doosan Corporation là một tập đoàn đa quốc gia đến từ Hàn Quốc và là một trong những ông lớn trên thế giới trong lĩnh vực cung cấp máy móc, động cơ, thiết bị xây dựng, máy công trình, phương tiện và các phụ tùng kèm theo. Cũng chính bởi những danh tiếng đã mà có không ít các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách bắt chước, làm giả, làm nhái thương hiệu DOOSAN. Vụ việc phản đối thành công đơn đăng ký nhãn hiệu “DQQSAN” đã khẳng định hơn nữa vị thế của Doosan Corporation và cũng là hồi chuông báo động cho các thương hiệu lớn về sự cần thiết chủ động trong bảo vệ nhãn hiệu của mình.

Năm 2015, một công ty kinh doanh trong cùng lĩnh vực tại Việt Nam đã tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho ”xi lanh, pít tông cho xi lanh; séc măng” (Sau đây gọi là ”DQQSAN”).

Là đại diện pháp lý của Doosan Corporation trong việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, AGELESS đã theo dõi, phát hiện kịp thời sự việc này và ngay lập tức thông báo tới Doosan Corporation, đồng thời đề xuất thực hiện việc phản đối nhãn hiệu ”DQQSAN”.

bảo hộ nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu danh tiếng DOOSAN (Nguồn: Internet)

Theo các quy định của hệ thống pháp luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam, có nhiều tiêu chí để đánh giá khả năng xung đột giữa hai nhãn hiệu trong đó cách Phát âm, các yếu tố tạo âm, âm tiết và số lượng âm tiết là tiêu chí cơ bản hơn cả. Do tập quán và thói quen phát âm của các vùng miền khác nhau, một số chữ cái mặc dù khác nhau về hình thức, cách viết nhưng lại có vai trò tạo tâm tương đối giống nhau, trong một số tình huống có thể bị sử dụng nhầm với nhau, ví dụ như những cụm chữ cái ”S – X” , ”L – N”, ”TR – CH” , ”B-P”, ”D-Z-R-GI”; ”F-PH”.

Như vậy với tiêu chí trên thì /đô san/ hay /đu san/ dường như là khác biệt về cách phát âm với DQQSAN do phụ âm /d/ ghép với phụ âm /q/ không tạo ra một âm tiết hoàn chỉnh trong tiếng Việt và ngôn ngữ phổ thông khác như tiếng Anh.

Mặt khác trong bảng chữ cái tiếng Việt có một số chữ cái mặc dù được phát âm rất khác nhau nhưng có hình thức thể hiện lại rất giống nhau. Trong một số trường hợp như ánh sáng không đủ, sự xuất hiện quá nhanh…người đọc có thể bị nhầm lẫn chúng với nhau. Ví dụ như ”Q-O”, ”L-I”, ”M-N”, ”b-d”, ”O-P”, ”O-D”. Cũng có thể do đã nắm bắt được điều này, Bên nộp đơn đã tận dụng sự khác biệt về phát âm giữa hai chữ cái ”OO-QQ” để tạo nên tổng thể cấu trúc mới là ”DQQSAN” và nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn  hiệu.

Giả sử trong quá trình sử dụng, chỉ một vài mẹo nhỏ như sử dụng màu sắc biển hiệu, màu sắc phông nền hoặc cố ý phối màu để làm nổi bật nét vòng tròn của chữ ”OO” và dùng thủ thật làm chìm màu đối với hai nét gạch chéo phía góc phải bên dưới chữ ”Q” thì khả năng người tiêu dùng bị nhầm lẫn là rất cao. Trên thực tế, phần lớn các đối thủ có dụng ý cạnh tranh không lành mạnh thường dùng cách này để làm nhái, bắt chước các thương hiệu lớn đã có uy tín.

Như vậy trong trường hợp ”DOOSAN” và ”DQQSAN” này cần yêu cầu cơ quan xét nghiệm nhãn hiệu xét thêm trên tiêu chí về hình thức thể hiện của các chữ cái.

Trên cơ sở những lập luận, tài liệu mà AGELESS – đại diện pháp lý tại Việt Nam của DOOSAN Corporation cung cấp, Cục Sở hữu trí tuệ đã chấp nhận ý kiến phản đối của AGELESS và từ chối bảo hộ nhãn hiệu ”DQQSAN”. Doosan Corporation đã dành phần thắng trong việc bảo vệ thương hiệu của mình.

Giả định nếu”DQQSAN” được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì những hệ lụy, ảnh hưởng, thị phần đến Doosan Corporation là không thể tránh khỏi. Đó là chưa kể đến sự khéo léo trong việc lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký, không chọn sản phẩm giống hệt như nhãn hiệu của Doosan mà cố tính lựa chọn những ngành hàng tương tự để đăng ký, để cố tình gây khó khăn cho công tác thẩm định đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định về việc đánh giá hai nhãn hiệu trùng/ tương tự và đưa ra những nguyên tắc chung để xem xét bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, không có quy định nào có thể bao trùm được hết các tình huống trên thực tế. Trong bối cạnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt, tồn tại rất nhiều chủ thể luôn biết tận dụng những kẽ hở trong quy định của pháp luật để làm lợi cho chính mình.

Vụ việc nêu trên là một kinh nghiệm cho các thương hiệu lớn về việc bảo vệ chính mình. Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm mọi cách nắm bắt hoặc vận dụng những điểm mở trong quy định pháp luật để tận dụng bất cứ cơ hội thành công nào. Điều gì sẽ xảy ra nếu Doosan Corporation đã không có những hàng động pháp lý kịp thời để ngăn chặn hành vi đăng ký và sử dụng nhãn hiệu “DQQSAN”? Rất có thể, sẽ có một nhãn hiệu “DQQSAN” tồn tại trên thị trường bên cạnh “DOOSAN”, người tiêu dùng nhầm tưởng là biến thể mới của “DOOSAN” và thật khó có thể đoán biết được những hệ quả liên hệ về thị phần, uy tín, danh tiếng mà Doosan Corporation đã dày công xây dựng lâu nay.

Đi kèm với sự phát triển của một thương hiệu thì không thể tránh khỏi sự cạnh tranh. Việc chủ động không chỉ trong việc đăng ký xác lập độc quyền bảo hộ nhãn hiệu mà còn chủ động trong rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ sẽ là chiến lược hiệu quả trong công cuộc bảo hộ nhãn hiệu- tài sản trí tuệ vô giá của doanh nghiệp.

© Bản quyền thuộc về Công ty Luật SHTT Trường Xuân (Ageless)

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless

Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, số 102 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0946 636 525

Tel.  024 3557 5599                       Fax. 024 3943 4479

Email:  nhanhieu@ageless.vn

Các bài viết liên quan